Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường THCS Lương Thế Vinh được biên soạn theo cấu trúc đề thi của trường, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2025-2026.
Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 NTT, LTV vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.
👉 Làm đề thi thử vào 6 môn Toán trường THCS Lương Thế Vinh
👉 Làm đề thi thử vào 6 môn tiếng Anh trường THCS Lương Thế Vinh
Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
Dòng nào dưới đây viết đúng quy tắc viết hoa?
Đọc đoạn sau và cho biết:
“– Mẹ ơi, con tuổi gì?
– Tuổi con là tuổi Ngựa
Ngựa không yên một chỗ
Tuổi con là tuổi đi...”
Các đại từ trong đoạn trên là:
Đọc các câu thơ trích trong bài “Việt Nam quê hương ta” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi và cho biết:
- Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.
- Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
- Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
Đâu là điểm chung của các câu thơ trên?
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ “Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót như chứa lửa, chứa nắng” (Ma Văn Kháng)?
Câu nào dưới đây không có trạng ngữ chỉ thời gian?
Câu nào dưới đây phân tách đúng chủ ngữ, vị ngữ?
Đọc đoạn văn sau và cho biết:
“Sang phía nam dãy Át-lát, tôi như lạc vào phim khoa học viễn tưởng. Những rặng đá xám bỗng xỉn màu rồi ngả sang đen rám hoặc đỏ quạch. Bốn bề giống như sao Hoả.” (Di Li)
Câu văn so sánh “Bốn bề giống như sao Hỏa.” cho ta thấy điều gì?
Có bao nhiêu danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây:
“Xa-ha-ra, sa mạc lớn nhất châu Phi đang ở ngay trước mắt tôi. Chân tôi đang giẫm lên nó. Cát của nó lộm cộm dưới đế giày. Cát sa mạc mịn như bột và mỏng manh như gió bụi, không to như cát Phan Thiết hay ẩm ướt như cát Sầm Sơn. Chúng tôi phấn khích nhảy nhót. Giấc mơ này là có thật. Chúng tôi đang ở đây, một trong những nơi hoang vu nhất địa cầu.” (Di Li)
Đọc đoạn sau và cho biết:
“Năm giờ sáng, trời hửng. Những cồn cát óng vàng vây quanh những căn lều vuông vắn. Bầu trời nhu nhú ánh bình minh rồi rải nắng non lóng lánh lên những hạt cát mịn. Đàn lạc đà lại đưa chúng tôi ra xe. Sa mạc hai triệu năm tuổi và những cồn cát lùi dần lại phía sau. Bỗng trên xe có người nói chưa biết quốc tịch của người bên cạnh. Mọi người cười phá lên. Phải rồi, việc mang quốc tịch gì đâu có quan trọng, khi mà ở giữa hoang mạc, ai cùng trở nên nhỏ bé như một hạt cát.” (Di Li)
Tác giả muốn diễn tả điều gì trong câu cuối của đoạn trên?
Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi:
NHỮNG HÒN ĐẢO TRÊN VỊNH HẠ LONG (Trích)
Vịnh Hạ Long là thắng cảnh có một không hai của đất nước ta. Trên một diện tích hẹp, mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu, phượng múa.
Đảo có chỗ sừng sững, chạy dài như bức trường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Có chỗ đảo quần tụ lại, xúm xít như vạn chài lúc neo thuyền, phơi lưới.
Đảo của Hạ Long không phải là những núi đá buồn tẻ, đơn điệu mà mỗi hòn, mỗi dáng đều thấp thoáng hình ảnh của sự sống. Có hòn trông như đôi gà dạng xoè cánh chọi nhau trên mặt nước (hòn Gà Chọi); có hòn bề thế như mái nhà (hòn Mái Nhà); có hòn chông chênh như con cóc ngồi bờ giếng (hòn Con Cóc), có hòn như ông lão trầm tĩnh ngồi câu cá (hòn Ông Lã Vọng),... Có nhiều hang đảo đẹp, như hang Bồ Nâu, hang Đầu Gỗ. Mỗi hang đảo gắn với một sự tích huyền bí.
Ngắm Hạ Long với trăm nghìn đảo đá sừng sững, ta có cảm giác được chiêm ngưỡng một thế giới sống động đã trải qua hàng triệu năm hoá đá.
(Theo Thi Sảnh)
Tìm câu văn miêu tả bao quát về đảo ở vịnh Hạ Long. Câu văn đó giúp em hình dung được những gì về vịnh Hạ Long?
Những hòn đảo ở Hạ Long được tạo hoá xếp đặt thú vị như thế nào? Bằng cách nào, tác giả giúp ta cảm nhận được điều đó?
Khi ngắm đảo ở vịnh Hạ Long, vì sao tác giả có cảm giác được “chiêm ngưỡng một thế giới sống động đã trải qua hàng triệu năm hóa đá"?
Viết đoạn văn 10 – 12 câu tả lại một cơn bão mà em từng được chứng kiến.