Ôn tập bảng đơn vị đo thời gian lớp 5

Để đo đếm thời gian, con người đã sử dụng các đơn vị đo thời gian khác nhau như giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm,... Trong chương trình Toán lớp 5, các em sẽ được học về bảng đơn vị đo thời gian chi tiết và đầy đủ. Bài viết này cũng sẽ giúp các em ôn tập lại bảng đơn vị đo thời gian một cách hiệu quả để có thể dễ dàng giải các bài tập liên quan. Cùng theo dõi nhé!

1. Kiến thức cần nhớ về đơn vị đo thời gian lớp 5

Bảng đơn vị đo thời gian

1 thế kỉ = 100 năm

1 năm = 12 tháng

1 năm = 365 ngày

1 năm nhuận = 366 ngày

1 tuần lễ = 7 ngày

1 ngày = 24 giờ

1 giờ = 60 phút

1 phút = 60 giây


Bên cạnh bảng đơn vị đo thời gian lớp 5, học sinh cũng cần ghi nhớ những lưu ý sau đây để giải các bài tập toán trong chủ đề này:

Về các tháng trong năm

Về năm

Về thế kỷ

👉  Tìm hiểu thêm Bảng đơn vị đo độ dài, đo khối lượng và đo diện tích lớp 5

👉 Gợi ý các phần mềm nên chọn cho học sinh lớp 5

[%Included.Lớp 5%]

2. Các bài tập vận dụng bảng đơn vị đo thời gian lớp 5

2.1. Dạng 1: Xác định năm thuộc thế kỷ nào

Phương pháp giải:

  • Muốn biết một năm không tròn trăm (biểu thị bằng 4 chữ số) thuộc vào thế kỷ nào, ta lấy số gồm 2 chữ số đầu cộng thêm 1 sẽ biết năm thuộc thế kỷ đó.
  • Đối với năm tròn trăm thì số gồm 2 chữ số đầu chính là số biểu thị cho thế kỷ đó.


Bài tập minh họa

Bài 1: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc vào năm 1918. Năm đó thuộc thế kỷ nào?

Lời giải

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc vào năm 1918. Năm đó thuộc thế kỷ XX (Thế kỷ XX bao gồm các năm từ 1901 đến 2000).

Bài 2: Cuộc cách mạng Pháp bắt đầu vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỷ nào?

Lời giải

Cuộc cách mạng Pháp bắt đầu vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỷ XVIII (thế kỷ XVIII bao gồm các năm từ 1701 đến 1800).

Bài 3: Isaac Newton xuất bản cuốn "Principia" vào năm 1687. Năm đó thuộc thế kỷ nào?

Lời giải

Isaac Newton xuất bản cuốn "Principia" vào năm 1687. Năm đó thuộc thế kỷ XVII (thế kỷ XVII bao gồm các năm từ 1601 đến 1700).

Bài tập tự luyện

Bài 1: Thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945. Năm đó thuộc thế kỷ nào?

Bài 2: Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu vào năm 1914. Năm đó thuộc thế kỷ nào?

Bài 3: Lần đầu tiên con người đặt chân lên mặt trăng vào năm 1969. Năm đó thuộc thế kỷ nào?

Bài 4: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu vào khoảng năm 1760. Năm đó thuộc thế kỷ nào?

Bài 5: Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ được công bố vào năm 1776. Năm đó thuộc thế kỷ nào?

[%Included.Dangky%]

2.2. Dạng 2: Chuyển đổi đơn vị đo thời gian

Phương pháp giải: Để giải bài tập đổi đơn vị đo thời gian lớp 5, sử dụng bảng đơn vị đo thời gian lớp 5 và đưa về cùng một đơn vị rồi tính toán.


Bài tập minh họa

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 360 giây = ... phút

Lời giải

Tỉ số của hai đơn vị là: 1 phút : 1 giây = 60

Ta có: 360 : 60 = 6

Vậy 360 giây = 6 phút

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 185 giây = … phút … giây

Lời giải

Tỉ số của hai đơn vị là: 1 phút : 1 giây = 60. 

Ta có: 185 : 60 = 3 (dư 5)

Vậy 185 giây = 3 phút 5 giây

Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 2 năm 9 tháng = … tháng

Lời giải

2 năm = 12 tháng x 2 = 24 tháng

24 tháng + 9 tháng = 33 tháng

Vậy 2 năm 9 tháng = 33 tháng

Bài tập tự luyện

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 

3 ngày = … giờ

4 giờ = … phút

8 phút = … giây

ngày = … giờ

1,25 giờ = … phút

phút = … giây

thế kỉ = … năm

300 năm = … thế kỉ

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

190 phút = … giờ … phút

125 giây = … phút … giây

260 giây = … phút … giây

213 năm = … thế kỉ … năm

56 ngày = … tháng … ngày

72 giờ = … ngày … giờ

Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

3 phút 25 giây = … giây

6 giờ 20 phút = … phút

30 phút 30 giây = … giây

5 ngày 3 giờ = … giờ

3 năm 8 tháng = … tháng

9 năm 9 tháng = … tháng

 

Luyện tập dạng bài chuyển đổi đơn vị đo khác

2.3. Dạng 3: So sánh số đo thời gian

Phương pháp giải: Đổi các số đo về cùng một loại, rồi so sánh như so sánh hai số tự nhiên, hai số thập phân, hai phân số.


Bài tập minh họa

Bài 1: Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào chỗ chấm: 5 giờ 20 phút … 300 phút

Lời giải

Ta có: 5 giờ 20 phút = 5 x 60 phút + 20 phút = 320 phút

Mà: 320 phút > 300 phút

Vậy 5 giờ 20 phút > 300 phút

Bài 2: Trong các khoảng thời gian sau, khoảng thời gian nào là dài nhất?

A. 600 giây         B. 20 phút         C. giờ         D. giờ

Lời giải

Đổi: 600 giây = 10 phút ; giờ = 15 phút ; giờ = 18 phút. 

So sánh: 10 phút < 15 phút < 18 phút < 20 phút. 

Vậy khoảng thời gian 20 phút là dài nhất -> Chọn B là đáp án đúng

Bài 3: Trong cuộc thi chạy 60m, Nam chạy hết phút, Bình chạy hết 12 giây. Hỏi ai chạy nhanh hơn và nhanh hơn mấy giây?

Lời giải

Đổi: phút = 15 giây. 

So sánh: 12 giây < 15 giây. 

Vậy Bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn là: 15 – 12 = 3 (giây).

Bài tập tự luyện

Bài 1: Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào chỗ chấm

a) 5 giờ 20 phút … 300 phút

b) giờ … 20 phút

c) 495 giây … 8 phút 15 giây

d) 3 giờ 3 phút … 3,3 giờ

Bài 2: Trong các khoảng thời gian sau, khoảng thời gian nào dài nhất?

A. 85 phút      B. 1 giờ 25 phút      C. 2 giờ 5 phút      D. 126 phút

Bài 3: Thầy giáo yêu cầu ba bạn Bắc, Trung và Nam cùng giải một đề toán. Bắc làm hết giờ, Trung làm hết giờ, còn Nam làm hết 14 phút 30 giây. Hỏi bạn nào làm nhanh nhất, bạn nào làm chậm nhất?

Luyện tập dạng bài so sánh đơn vị đo khác

2.4. Dạng 4: Các phép tính với số đo thời gian

Loại 1: Cộng số đo thời gian

Phương pháp giải:

  • Để giải toán lớp 5 cộng số đo thời gian, đầu tiên, viết các số đo có cùng tên đơn vị thẳng hàng, cột với nhau.  
  • Sau đó, thực hiện cộng các số đo có cùng tên đơn vị với nhau theo thứ tự từ hàng đơn vị thấp đến hàng đơn vị cao. Nếu tổng số lớn hơn 1 đơn vị ở hàng liền trên thì đổi ra hàng đơn vị liền trên đó rồi cộng với với tổng số đo của hàng liền trên. Nếu tổng đó lại lớn hơn 1 đơn vị hàng liền trên nó thì lại đổi tiếp ra hàng đơn vị liền trên.


Bài tập minh họa:
Tính: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = ?

Lời giải

Để thực hiện phép cộng trên, ta phải đặt tính rồi tính như sau:

Vậy: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút

Loại 2: Cộng số đo thời gian

Phương pháp giải:

  • Bước 1: Viết các số đo có cùng tên đơn vị thẳng hàng, cột với nhau.
  • Bước 2: Nếu đơn vị nào của số bị trừ nhỏ hơn số đo cùng tên đơn vị của số trừ thì lấy 1 đơn vị ở hàng liền trên đổi ra cùng đơn vị của số bị trừ rồi cộng với số đơn vị đã có ở số bị trừ để trừ. Thực hiện trừ các đơn vị cùng hàng với nhau theo thứ tự từ hàng đơn vị thấp đến hàng đơn vị cao. 


Bài tập minh họa:
Tính: 15 giờ 55 phút – 13 giờ 10 phút = ?

Lời giải

Để thực hiện phép trừ trên, ta phải đặt tính rồi tính như sau:

Vậy: 15 giờ 55 phút – 13 giờ 10 phút = 2 giờ 45 phút

Loại 3: Nhân số đo thời gian

Phương pháp giải: 

  • Muốn nhân một số đo thời gian với một số, ta lần lượt nhân số đơn vị của từng hàng với số đó theo thứ tự từ hàng đơn vị thấp đến hàng đơn vị cao. 
  • Nếu tích số lớn hơn 1 đơn vị của hàng liền trên thì đổi ra đơn vị hàng liền trên rồi cộng với tích số của hàng liền trên. Nếu tổng đó lớn hơn 1 đơn vị của hàng liền trên nó thì lại đổi tiếp ra đơn vị của hàng liền trên rồi cộng với tích số của hàng đó.


Bài tập minh họa:
Tính: 1 giờ 10 phút x 3 = ?

Lời giải

Để thực hiện phép nhân trên, ta phải đặt tính rồi tính như sau:

Vậy: 1 giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 phút

Loại 4. Chia số đo thời gian

Phương pháp giải:

  • Muốn chia một số đo thời gian cho một số, ta lấy số đơn vị ở hàng cao nhất chia cho số đó, còn dư bao nhiêu thì đổi đơn vị sang hàng thấp hơn kế tiếp, gộp vào với số đơn vị của hàng ấy rồi lại chia tiếp cho số đó. 
  • Cứ làm như thế cho đến số đơn vị của hàng cuối cùng.


Bài tập minh họa:
Tính: 42 phút 30 giây : 3 = ?

Lời giải

Để thực hiện phép chia trên, ta phải đặt tính rồi tính như sau:

Vậy: 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây.

Bài tập tự luyện

Luyện tập các phép tính với số đo thời gian

2.5. Dạng 5: Các bài toán về đồng hồ

Phương pháp giải: Dựa vào đặc điểm của từng loại đồng hồ và mối quan hệ giữa ba đại lượng giờ, phút, giây để giải.

👉 Xem slide bài giảng về các bài toán về đồng hồ


Bài tập minh họa:
Tôi có một đồng hồ đeo tay và một đồng hồ báo thức. Cứ sau 24 giờ thì đồng hồ đeo tay chạy nhanh lên 6 phút, còn đồng hồ báo thức chạy chậm lại 6 phút (so với giờ đúng). Chiều hôm nay tôi để cả hai đồng hồ cùng chỉ giờ đúng là 4 giờ. Hỏi sáng ngày hôm sau, khi đồng hồ đeo tay chỉ 8 giờ 4 phút thì đồng hồ báo thức chỉ mấy giờ ? Lúc ấy, giờ đúng là mấy giờ ?

Phân tích: Bài toán cho biết cứ sau 24 giờ thì đồng hồ đeo tay chạy nhanh lên 6 phút, còn đồng hồ báo thức chạy chậm lại 6 phút. Vì vậy để biết đồng hồ báo thức chỉ mấy giờ, ta phải tính được từ 4 giờ đúng chiều hôm trước đến 8 giờ đúng sáng hôm sau đồng hồ báo thức đã chạy chậm mấy phút. 

Lời giải

Tính từ 4 giờ đúng chiều hôm trước đến 8 giờ đúng sáng hôm sau có:

(12 – 4) + 8 = 16 (giờ).

Trong 16 giờ đó, đồng hồ đeo tay đã chạy nhanh lên:

(6 : 24)  16 = 4 (phút).

Do đó đồng hồ báo thức đã chạy chậm lại 4 phút. Vậy ngày hôm sau, khi đồng hồ đeo tay chỉ 8 giờ 4 phút thì giờ đúng lúc đó là 8 giờ và đồng hồ báo thức sẽ chỉ 7 giờ 56 phút.

Đáp số: 7 giờ 56 phút ; 8 giờ.

Bài tập tự luyện

Luyện tập các bài toán về đồng hồ

2.6. Dạng 6: Các bài toán về lịch

Phương pháp giải: Giải bài toán bằng cách vận dụng kiến thức về ngày, tháng, năm đã học và phương pháp suy luận để giải.


Bài tập minh họa:
Biết rằng ngày 14 tháng 1 năm 2004 là thứ tư. Hãy cho biết ngày 14 tháng 1 năm 2020 là thứ mấy? 

Phân tích: Để biết ngày 14 tháng 1 năm 2020 là thứ mấy, ta lấy tổng số ngày từ 14 tháng 1 năm 2004 đến 14 tháng 1 năm 2020 chia cho 7. Nếu phép chia chia hết thì đó là ngày thứ tư, nếu phép chia còn dư thì ta tính tiến lên từ thứ tư đúng số ngày bằng số dư (thứ năm, thứ sáu,…). Để tính được tổng số ngày từ 14 tháng 1 năm 2004 đến 14 tháng 1 năm 2020 ta phải tính được từ 14 tháng 1 năm 2004 đến 14 tháng 1 năm 2020 là bao nhiêu năm, trong khoảng thời gian đó có bao nhiêu ngày 29 tháng 2.

Lời giải

Từ năm 2004 đến năm 2020 có số năm là: 

2020 – 2004 = 16 (năm)

Do năm 2004 và 2020 đều là các năm nhuận, nên từ năm 2004 đến 2020 có: 

(2020 – 2004) : 4 + 1 = 5 (năm nhuận)

Nhưng kể từ sau ngày 14 tháng 1 năm 2004 đến ngày 14 tháng 1 năm 2020 thì chỉ có 4 ngày 29 tháng 2 (vì ngày 29 tháng 2 năm 2020 nằm ngoài khoảng thời gian đã cho). Do đó tổng số ngày tính từ ngày 14 tháng 1 năm 2004 đến ngày 14 tháng 1 năm 2020 là: 

365 x 16 + 4 = 5844 (ngày). 

Vì 5844 : 7 = 834 (dư 6) nên suy ra ngày 14 tháng 1 năm 2020 là thứ ba (tính tiến lên từ thứ tư đúng sáu ngày nữa).

Đáp số: thứ Ba.

Bài tập tự luyện

Luyện tập các bài toán về lịch

Bài viết này đã cung cấp những kiến thức cơ bản về bảng đơn vị đo thời gian lớp 5 và một số dạng bài tập vận dụng bảng đơn vị đo thời gian. Hy vọng rằng những nội dung được chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các em học sinh trong việc học tập và ôn luyện kiến thức.

[%Included.TAK12%]