Cách dùng tính từ trong tiếng Anh

Tính từ – một loại từ rất phổ biến trong tiếng Anh nhưng nó cũng gây ra không ít khó khăn cho bạn khi làm bài tập ngữ pháp tiếng Anh. Trong bài viết hôm nay, TAK12 xin chia sẻ những kiến thức xoay quanh chủ điểm ngữ pháp về tính từ: cách nhận biết, vị trí, cách dùng… để bạn có thể sử dụng chúng để giao tiếp và làm bài tập một cách dễ dàng, chuẩn xác nhé!

1. Định nghĩa tính từ

Tính từ (Adjectives) là từ chỉ tính chất của người, vật hoặc sự việc được biểu thị bằng một danh từ hoặc đại từ.

→ Tính từ dùng để bổ sung ý nghĩa cho danh từ và đại từ (làm chủ ngữ: I, he, she, it, they, we, you).

Ex:

Nhằm hỗ trợ các em học sinh ghi nhớ lý thuyết và vận dụng thành thạo tính từ trong tiếng Anh, TAK12 đã xây dựng phần Luyện chủ điểm với các câu hỏi ôn tập theo level A2 - B1. Mức độ thành thạo của mỗi chủ điểm sẽ được đánh giá qua Master level, điểm tối đa là 100.

Luyện chủ điểm Tính từ theo level A2

Luyện chủ điểm Tính từ theo level B1

2. Phân loại tính từ

2.1. Phân loại tính từ theo vị trí

Ta có thể phân loại tính từ dựa vào vị trí của nó trong câu, cụ thể:

2.1.1. Tính từ thường đứng trước danh từ

Các tính từ đứng trước danh từ đều có thể đứng một mình, không có danh từ kèm theo.

Ex: This is a new bike = This bike is new.

Lưu ý: một số tính từ luôn đi kèm danh từ như former, main, latter,...

Ex:

[%Included.Dangky%]

2.1.2. Tính từ đứng một mình, không cần danh từ

Các tính từ này thường bắt đầu bằng "a": aware; afraid; alive; awake; alone; ashamed... và một số tính từ khác như: unable; exempt; content,...

Lưu ý: Nếu muốn chuyển tính từ này đứng trước danh từ, ta phải chuyển sang dùng phân từ.

Ex: A cat is ashamed. → A ashamed cat.

2.2. Phân loại tính từ theo chức năng

Chức năng của tính từ
Chức năng của tính từ

2.2.1. Tính từ chỉ sự miêu tả

Tính từ chỉ sự miêu tả được dùng để mô tả người, sự vật/sự việc, địa điểm, động vật.

Ex:

2.2.2. Tính từ chỉ mức độ

Tính từ chỉ mức độ là những tính từ có thể diễn tả tính chất hoặc đặc tính ở những mức độ (lớn, nhỏ) khác nhau. Những tính từ này có thể dùng ở dạng so sánh hoặc có thể phẩm định bởi các phó từ chỉ mức độ như very, rather, so,...

Ex:

2.2.3. Tính từ chỉ số đếm

Tính từ chỉ số đếm: one, two, three...

Tính từ chỉ số thứ tự: first, second, third,…

2.2.4. Các loại tính từ khác

Một số loại tính từ khác là:

👉 Bài học và bài tập vận dụng: Tính từ sở hữu

3. Vị trí của tính từ

Vị trí của tính từ
Vị trí của tính từ

3.1. Tính từ đứng trước danh từ

Tính từ trước danh từ dùng để bổ nghĩa, cung cấp nhiều chi tiết hơn cho danh từ.

Ex: I met a old man. (Tôi đã gặp một ông già.)

→Tính từ “old” dùng để bổ nghĩa cho danh từ “man” để thể hiện được đây là một ông già.

3.2. Tính từ đứng sau động từ liên kết

Định nghĩa liên động từ:

Trong bảng dưới đây, TAK12 đã liệt kê một số liên động từ thường gặp và ví dụ sử dụng tính từ đứng sau động từ liên kết trong câu:

Liên động từ

Dịch nghĩa

Ví dụ

be

thì, là, ở

He is rich.

seem

có vẻ, dường như

The food seems delicious.

appear

trình diện, ra mắt

The streets appear deserted.

feel

cảm thấy

I feel cold.

taste

nếm trải, thưởng thức

Kisses taste sweet.

look

thấy, trông

The woman looked angry to him.

sound

nghe thấy

That sounds great!

smell

ngửi, cảm thấy

Roses smell sweet.

3.3. Tính từ đứng sau danh từ

Tính từ có thể đi sau danh từ trong các trường hợp sau:

a) Tính từ được dùng để chỉ phẩm chất/tính chất các đại từ bất định

Ex:

👉 Bài học và bài tập vận dụng: Đại từ bất định thay thế cho người

👉 Bài học và bài tập vận dụng: Đại từ bất định thay thế cho sự vật, sự việc


b) Hai hay nhiều tính từ được nối với nhau bằng "and" hoặc "but", ý tưởng diễn tả bởi tính từ được nhấn mạnh

Ex:

c) Tính từ được dùng trong các cụm từ diễn tả sự đo lường

Ex:

d) Tính từ ở dạng so sánh

Ex:

👉 Bài học và bài tập vận dụng: So sánh hơn của tính từ

👉 Bài học và bài tập vận dụng: So sánh nhất của tính từ


e) Các quá khứ phân từ là thành phần của mệnh đề được rút gọn

Ex: The glass broken yesterday was very expensive.

👉 Bài học và bài tập vận dụng: Mệnh đề quan hệ rút gọn

👉 Bài học và bài tập vận dụng: Mệnh đề trạng ngữ rút gọn


f) Một số quá khứ phân từ (P2) như: involved, mentioned, indicated,...

Ex:

4. Dấu hiệu nhận biết tính từ

Bạn có thể nhận biết tính từ căn cứ vào các hậu tố sau:

Một số hậu tố được dùng để tạo tính từ
Một số hậu tố được dùng để tạo tính từ

 

👉 Bài học và bài tập vận dụng: Thành lập tính từ

5. Trật tự giữa các tính từ

Như cấu trúc bên trên, chúng ta sử dụng Adj (Tính từ) + Noun (Danh từ) để diễn tả tính chất của sự vật, hiện tượng. Với một tính từ thì chúng ta rất dễ dàng sử dụng, nhưng khi một danh từ cần hai, ba, bốn tính từ để diễn tả thì chúng ta cần sắp xếp trật tự các tính từ để có một cấu trúc hoàn chỉnh nhất.

Khi có từ 2 tính từ trở lên cùng đứng trước 1 danh từ, người ta sắp xếp các tính từ đó theo quy tắc: OpSAShCOMP.

  • Op (opinion): tính từ chỉ ý kiến chủ quan
  • S (size): tính từ chỉ kích cỡ, cân nặng
  • A (age): tính từ chỉ độ tuổi
  • Sh (shape): tính từ chỉ hình khối, hình thể
  • C (colour): tính từ chỉ màu sắc
  • O (origin): tính từ chỉ nguồn gốc, xuất xứ
  • M (material): tính từ chỉ chất liệu
  • P (purpose): tính từ chỉ mục đích, tác dụng

 

Trật tự tính từ ''OpSAShCOMP''
Trật tự tính từ ''OpSAShCOMP''


Ex 1:
She wore an elegant long black dress.

Ex 2: They live in a beautiful small wooden house.

👉 Bài học và bài tập vận dụng: Trật tự của các tính từ

6. Các tính từ được dùng như danh từ

Một số tính từ được dùng như danh từ để chỉ một tập hợp người hoặc một khái niệm, thường có "the" đi trước: the poor, the blind, the rich, the deaf, the sick, the handicapped, the good, the old,...

Ex: The rich do not know how the poor live.

7. Tổng quan về động tính từ

Động tính từ (participial adjectives) là các tính từ được thành lập từ động từ và có chức năng như những tính từ thông thường. Động tính từ được thành lập bằng cách thêm -ing hoặc -ed vào sau động từ (thành dạng V_ing và V_ed), và cách dùng tính từ đuôi -ed và đuôi -ing có sự khác nhau.

Cách dùng tính từ đuôi -ed và đuôi -ing
Cách dùng tính từ đuôi -ed và đuôi -ing


Ex:

Một số cặp tính từ tận cùng bằng –ing và –ed:

embarrassing – embarrassed

fascinating – fascinated

sisgusting – disgusted

exciting – excited

amusing – amused

terrifying – terrified

worrying – worried

exhausting – exhausted

astonishing – astonished

shocking – shocked

confusing – confused

frightening – frightened

 

👉 Bài học và bài tập vận dụng: Tính từ tận cùng bằng -ed và -ing

8. Sự hình thành tính từ ghép

8.1. Định nghĩa tính từ ghép

Tính từ ghépsự kết hợp của hai hoặc nhiều từ lại với nhau và được dùng như một tính từ duy nhất.

Ex:

👉 Bài học và bài tập vận dụng: Tính từ ghép thông dụng

8.2. Cách viết tính từ ghép

Khi các từ được kết hợp với nhau để tạo thành tính từ kép, chúng có thể được viết:

a) Thành một từ duy nhất

Ex:

b) Thành hai từ có dấu nối (-) ở giữa

Ex: world + famous = world-famous

Cách viết tính từ kép được phân loại như trên chỉ có tính tương đối. Một tính từ kép có thể được một số người bản ngữ viết có dấu gạch nối (-), trong khi một số người viết liền nhau hoặc chúng có thể thay đổi cách viết theo thời gian.

8.3. Cấu tạo tính từ ghép

Để hiểu rõ hơn về cấu tạo danh từ ghép, bạn hãy theo dõi bảng dưới đây:

Cấu tạo danh từ ghép

Ví dụ
Danh từ + tính từ
  • snow-white (trắng như tuyết)
  • carsick (say xe)
  • world-wide (khắp thế giới)
  • noteworthy (đánh chú ý)
Danh từ + phân từ
  • handmade (làm bằng tay)
  • heartbroken (đau lòng)
  • homegrown (nhà trồng)
  • heart-warming (vui vẻ)
Phó từ + phân từ
  • never-defeated (không bị đánh bại)
  • outspoken (thẳng thắn)
  • well-built (tráng kiện)
  • everlasting (vĩnh cửu)
Tính từ + tính từ
  • blue-black (xanh đen)
  • white-hot (cực nóng)
  • dark-brown (nâu đậm)
  • worldly-wise (từng trải)
Tính từ kép bằng dấu gạch ngang
  • A four-year-old girl = The girl is four years old.
  • A ten-storey building = The building has ten storeys.
  • A never-to-be-forgetten memory = The memory will be never forgotten.


Hy vọng thông qua bài học này các bạn có thể nắm được tính chất, cách sử dụng, vị trí của tính từ trong câu, các cách nhận biết tính từ để tránh gây ra sự nhầm lẫn trong quá trình sử dụng.

[%Included.TAK12%]