Thay đổi chủ đề trong khi vẫn duy trì hội thoại là một kỹ năng quan trọng. Bài viết dưới đây giúp bạn học cách thay đổi chủ đề, chuyển sang một chủ đề mới bằng cách sử dụng các cụm từ chuyển đổi và lối diễn đạt tự nhiên.
Cách đơn giản nhất để thay đổi chủ đề là hỏi người nói câu hỏi liên quan nhẹ tới chủ đề 2 người đang chia sẻ.
Khi đặt câu hỏi liên quan, bạn tạo cơ hội cho người nói trò chuyện thêm về chủ đề mà họ rõ ràng hứng thú. Họ vẫn sẽ bày tỏ ý kiến, cảm nhận của mình về chủ đề chung. Trong khi đó, bạn lại tránh phải đề cập tới điều mà bạn không muốn chia sẻ.
Ví dụ: nếu người nói rất mê chạy, còn bạn lại thích đạp xe đạp hay một môn thể thao khác hơn, bạn có thể hỏi một trong những câu như:
Những câu hỏi này giúp người nói thể hiện hiểu biết của mình mà không sa đà vào những chi tiết liên quan tới tại sao chạy lại là môn thể thao tuyệt nhất với họ.
Để làm tốt việc này, trước hết, bạn cần bày tỏ một số nhận xét, chia sẻ một số cảm nghĩ của bạn về những điều vừa được nghe rồi mới chuyển chủ đề. Như thế, người nói sẽ không có cảm giác mình bị phớt lờ.
Ví dụ:
Những câu nói trên cho thấy bạn vẫn đang lắng nghe người kia nhưng không khuyến khích họ trò chuyện thêm về chủ đề này nữa.
Nếu đặt câu hỏi liên quan/giới thiệu chủ đề khác không hiệu quả và người kia vẫn cứ nói về điều mà bạn chẳng thấy hứng thú, bạn cần tạo ra một sự xao nhãng để giúp mình rời khỏi chủ đề đáng chán này. Khi đó, rất hi vọng người kia sẽ quên những gì đang được thảo luận và bạn có thể nói về một vấn đề khác.
Cuối cùng, có những lúc, bạn cần thay đổi chủ đề một cách mạnh mẽ, kiên quyết. Nhất là khi người nói đùa vô duyên, nhắc tới chuyện thực sự không phù hợp hay các khoảng lặng kéo dài lâu. Bạn có thể sử dụng một trong những cách diễn đạt sau để thay đổi chủ đề một cách thẳng thắn:
Khi nghe những câu trên, người bản xứ sẽ nhanh chóng nắm bắt ý bạn và hiểu rằng, đã đến lúc đổi đề tài.