Hướng dẫn làm bài toán chuyển động lớp 5

Trong quá trình rèn luyện và ôn tập toán lớp 5, bên cạnh các chủ điểm về phân số, số thập phân, hình học,... Các bạn cũng cần nắm chắc các dạng bài toán chuyển động lớp 5. Với phần hướng dẫn làm bài toán chuyển động lớp 5 dưới đây, chắc chắn bạn sẽ hiểu và làm thành thạo hơn các dạng bài này. Cùng theo dõi nhé!

1. Lý thuyết về toán chuyển động lớp 5

Công thức cơ bản để áp dụng trong các bài toán chuyển động lớp 5:

Vận tốc: v = s / t

Quãng đường: s = v * t

Thời gian: t = s / v


Lưu ý:

Học ôn chuyên đề toán chuyển động lớp 5

👉 Xem thêm: Hướng dẫn làm tốt các bài toán về vận tốc, quãng đường, thời gian

[%Included.Lớp 5%]

2. Hướng dẫn giải các dạng toán chuyển động lớp 5

2.1. Các bài toán có một chuyển động tham gia

Công thức khi làm dạng toán có một chuyển động tham gia:

  • Thời gian đi = thời gian đến - thời gian khởi hành - thời gian nghỉ (nếu có)
  • Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có)
  • Thời gian khởi hành = thời gian đến - thời gian đi - thời gian nghỉ (nếu có)


Thực hành các bài toán có một chuyển động tham gia

2.2. Các bài toán có hai chuyển động đều đuổi nhau

Dạng 1: Giải bài toán chuyển động cùng chiều, xuất phát cùng lúc, khác vị trí

bài toán chuyển động cùng chiều, xuất phát cùng lúc, khác vị trí
Bài toán chuyển động cùng chiều, xuất phát cùng lúc, khác vị trí

 

Dạng 2: Giải bài toán chuyển động cùng chiều, xuất phát cùng vị trí, không cùng lúc

bài toán chuyển động cùng chiều, xuất phát cùng vị trí, không cùng lúc
Bài toán chuyển động cùng chiều, xuất phát cùng vị trí, không cùng lúc

 

Thực hành các bài toán có hai chuyển động đều đuổi nhau

2.3. Các bài toán có hai chuyển động ngược chiều gặp nhau

Dạng 1: Giải bài toán chuyển động ngược chiều, xuất phát cùng lúc

bài toán chuyển động ngược chiều, xuất phát cùng lúc
Bài toán chuyển động ngược chiều, xuất phát cùng lúc

 

Dạng 2: Giải bài toán chuyển động ngược chiều, xuất phát không cùng lúc

bài toán chuyển động ngược chiều, xuất phát không cùng lúc
Bài toán chuyển động ngược chiều, xuất phát không cùng lúc

 

Thực hành các bài toán có hai chuyển động ngược chiều gặp nhau

2.4. Các bài toán chuyển động quy về tổng - tỉ, hiệu - tỉ

Các bước giải toán chuyển động quy về tổng - tỉ, hiệu - tỉ

Thực hành các bài toán chuyển động quy về tổng - tỉ, hiệu - tỉ

👉 Hướng dẫn làm tốt dạng bài tìm hai số khi biết tổng và tỉ / hiệu và tỉ

👉 Gợi ý các phần mềm nên chọn cho học sinh lớp 5

2.5. Các bài toán chuyển động lớp 5 khác

Dạng 1: Bài toán vật chuyển động trên dòng nước

Phương pháp giải:

vxuôi = vvật + vdòng             

vngược = vvật – vdòng

vdòng = (vxuôi – vngược) : 2

vvật = (vxuôi + vngược) : 2


Trong đó: 

Bài tập minh họa: Một chiếc thuyền khi nước lặng có vận tốc là 12 km/giờ. Dòng nước chảy với vận tốc 3 km/giờ. Quãng đường từ bến A đến bến B trên sông dài 18 km. Hỏi:

a) Thuyền đi xuôi dòng từ bến A đến bến B mất bao lâu?

b) Thuyền đi ngược dòng từ bến B trở về bến A mất bao lâu?

Giải

a)

Tính vận tốc của thuyền khi đi xuôi dòng:

vxuôi = vthuyền ​+ vnước​ = 12 + 3 = 15 (km/giờ)

Tính thời gian mà thuyền cần để đi từ A đến B:

t = sAB / vxuôi =18 / 15 = 1,2 giờ = 72 phút

b)

Tính vận tốc của thuyền khi đi ngược dòng:

vngược = vthuyền ​+ vnước​ = 12 - 3 = 9 (km/giờ)

Tính thời gian mà thuyền cần để đi từ A đến B:

t = sAB / vngược =18 / 9 = 2 giờ = 120 phút

Đáp số: 

a) t = 72 phút

b) t = 120 phút

Dạng 2: Bài toán về vật chuyển động có chiều dài đáng kể

Xét chuyển động của một đoàn tàu có chiều dài bằng l trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1. Đoàn tàu chạy qua một cây cột điện:

Thời gian chạy qua cột điện bằng chiều dài đoàn tàu (l) chia cho vận tốc của đoàn tàu

Công thức: t = l / v


Trường hợp 2. Đoàn tàu chạy qua một cây cầu có chiều dài d:

Thời gian chạy qua cầu bằng tổng chiều dài của đoàn tàu và cây cầu (l + d) chia cho vận tốc của đoàn tàu.

Công thức: t = (l + d) / v


Trường hợp 3. Đoàn tàu vượt qua một ô tô đang chạy ngược chiều và cách đầu tàu một đoạn bằng d (coi chiều dài ô tô không đáng kể):

Thời gian vượt qua ô tô bẳng tổng chiều dài của đoàn tàu và khoảng cách từ ô tô đến đầu tàu (l + d) chia cho tổng vận tốc của ô tô và tàu.

Công thức: t = (l + d) / (v₁ + v₂)


Trường hợp 4. Đoàn tàu vượt qua một ô tô đang chạy cùng chiều và cách đầu tàu một đoạn bằng d (coi chiều dài ô tô không đáng kể):

Thời gian vượt qua ô tô bẳng tổng chiều dài của đoàn tàu và khoảng cách từ ô tô đến đầu tàu (l + d) chia cho hiệu vận tốc của tàu và ô tô.

Công thức: t = (l + d) / (v₁ - v₂)


Bài tập minh họa:
Một đoàn tàu hỏa chạy lướt qua cột đèn bên đường hết 10 giây. Với vận tốc đó, đoàn tàu chạy qua một cây cầu dài 500m hết 30 giây. Tính:

a) Vận tốc của tàu.

b) Chiều dài đoàn tàu.

Giải

Khi đoàn tàu chạy lướt qua cột đèn bên đường trong 10 giây nghĩa là trong 10 giây đó, tàu chạy được một quãng đường dài bằng chiều dài tàu.

Tàu chạy qua cây cầu dài 500m hết 30 giây tức là trong 30 giây đó, tàu chạy được quãng đường bằng 500m cộng với chiều dài tàu.

Theo đó, thời gian tàu chạy quãng đường 500 m là: 30 – 10 = 20 (giây)

Vận tốc của tàu là: 500 : 20 = 25 (m/giây)

Chiều dài của tàu là: 25 x 10 = 250 (m)

Đáp số: 

a) 25m/giây

b) 250m


Trên đây là hướng dẫn giải các bài toán chuyển động lớp 5 kèm bài tập thực hành do đội ngũ giáo viên TAK12 chia sẻ. Hy vọng với những thông tin trên, học sinh sẽ dễ dàng ôn luyện toán học và đạt kết quả cao trong năm học lớp 5.

[%Included.TAK12%]