Hướng dẫn cách viết cảm thụ văn học lớp 5

Cảm thụ văn học là một trong những dạng bài viết văn thường gặp trong chương trình tiếng Việt lớp 5 và khi ôn thi tiếng Việt vào lớp 6. Trong bài viết sau đây, TAK12 sẽ chia sẻ cách viết cảm thụ văn học lớp 5 và một số bí quyết để giúp các em "ẵm trọn" điểm 9, 10 khi viết bài văn cảm thụ văn học. Cùng theo dõi nhé!

1. Cảm thụ văn học là gì?

Cảm thụ văn họcquá trình tiếp nhận, thấu hiểuđồng cảm với thế giới nghệ thuật độc đáo của tác phẩm (bài văn, bài thơ,...) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ, những từ ngữ trong câu văn, câu thơ,…). Nó không chỉ đơn thuần là nắm bắt nội dung, mà còn là hòa mình vào từng câu chữ, hình ảnh để cảm nhận những giá trị tinh tế, sâu sắc và đẹp đẽ được tác giả gửi gắm.

Một số ví dụ minh họa về cảm thụ văn học:

[%Included.Lớp 5%]

2. Cách viết cảm thụ văn học lớp 5

2.1. Cảm thụ đoạn trong tác phẩm văn học

2.1.1. Mô hình cảm thụ đoạn

mô hình cảm thụ đoạn
Mô hình cảm thụ đoạn

a) Mở đoạn

Khái quát nội dung toàn đoạn.

b) Thân đoạn

c) Kết đoạn

Khẳng định tài năng tác giả, hoặc nhấn mạnh thành công, sức sống của tác phẩm.

👉 Gợi ý các phần mềm ôn luyện cho học sinh lớp 5

2.1.2. Cách tìm đặc sắc nghệ thuật, nội dung trong đoạn

Để tìm được các đặc sắc nghệ thuật và nội dung trong đoạn, học sinh cần đọc từng câu thơ và trả lời câu hỏi sau:

2.1.3. Ví dụ cảm thụ đoạn trong tác phẩm văn học

Viết đoạn văn (8-10 câu) cảm thụ về đoạn thơ. 

Sông La ơi sông La

Trong veo như ánh mắt

Bờ tre xanh im mát

Mươn mướt đôi hàng mi

         (Bè xuôi sông La, Vũ Duy Thông)

a) Gợi ý dàn bài

Mở đoạn

Khái quát nội dung toàn đoạn: Trích trong tác phẩm nào, của ai, nội dung chính là gì? 

Thân đoạn

Kết đoạn

Khẳng định tài năng tác giả, hoặc nhấn mạnh thành công, sức sống của tác phẩm

b) Gợi ý bài văn mẫu

Ai đã từng đọc bài thơ “Bè xuôi sông La” của Vũ Duy Thông hẳn sẽ ấn tượng với vẻ đẹp của sông La qua bốn câu thơ trên. Mở đầu đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, gọi sông La như gọi một người bạn khiến sông La hiện lên thật gần gũi thân thương. Phép so sánh trong câu 2 đã làm hiển hiện trước mắt ta vẻ đẹp trong sáng sống động, có hồn của nước sông La. Hai câu tiếp theo miêu tả hàng tre bên sông thật đẹp! Tác giả dùng từ “mươn mướt” từ tả sắc xanh nõn nà để tả hàng tre qua đó nói lên sức sống của thiên nhiên cây cối ven sông. Đoạn thơ khép lại trong hình ảnh đẹp: bờ tre như hàng mi xanh của dòng sông. Hình ảnh thơ gợi liên tưởng dòng sông giống như một thiếu nữ điệu đà duyên dáng có đôi mắt trong veo và có hàng mi tuyệt đẹp. Dòng sông thiếu nữ hiện lên sống động và có hồn làm sao! Phải thật tài hoa, tác giả mới viết được những câu thơ hay mang đến cho người đọc nhiều cảm nhận thú vị về dòng sông như vậy!

2.1.4. Thực hành cảm thụ đoạn trong tác phẩm văn học

Thực hành viết đoạn văn 8 – 10 câu cảm thụ đoạn thơ.

Rừng cọ ơi, rừng cọ!

Lá đẹp, lá ngời ngời

Tôi yêu, thường vẫn gọi

Mặt trời xanh của tôi.

         (Mặt trời xanh của tôi, Nguyễn Viết Bình)

a) Suy nghĩ tìm ý: Đọc từng câu thơ, tìm đặc sắc nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật) Tập đọc sức gợi của các hình ảnh nghệ thuật. 

b) Gợi ý bài văn mẫu

Ai đã từng đọc bài thơ “Mặt trời xanh của tôi” của Nguyễn Viết Bình hẳn sẽ ấn tượng với vẻ đẹp của rừng cọ qua bốn câu thơ trên.  Mở đầu đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, gọi rừng cọ như gọi một người bạn khiến rừng cọ hiện lên thật gần gũi thân thương. Từ láy “ngời ngời” trong câu 2 đã làm hiển hiện trước mắt ta vẻ đẹp rực rỡ, tươi sáng và ấn tượng của những chiếc lá cọ. Câu thơ tiếp theo “Tôi yêu, thường vẫn gọi” gợi tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương. Đoạn thơ khép lại là một hình ảnh hết sức đẹp đẽ trong tâm trí của tác giả : “mặt trời xanh của tôi”. Hình ảnh thơ gợi liên tưởng vào buổi sáng sớm, ánh mặt trời chiếu lên những tàu lá cọ tạo màu xanh óng ánh, các răng cưa to bản của lá như những tia nắng mặt trời toả ra bốn phương. Phải thật tài hoa, tác giả mới viết được những câu thơ hay mang đến cho người đọc nhiều cảm nhận thú vị về rừng cọ như vậy!

Ôn tập viết văn cảm thụ

[%Included.Dangky%]

2.2. Cảm thụ vấn đề trong tác phẩm văn học

2.2.1. Mô hình cảm thụ vấn đề

Mô hình cảm thụ vấn đề
Mô hình cảm thụ vấn đề

 

a) Mở đoạn

Nêu khái quát, cảm nhận chung về vấn đề.

b) Thân đoạn

Câu 2,3,4,5....: Nêu các đặc điểm của vấn đề.

c) Kết đoạn

Có thể kết lại bằng cách nêu tình cảm của tác giả hoặc tổng kết lại vấn đề một lần nữa.

2.2.2. Ví dụ cảm thụ vấn đề trong tác phẩm văn học

Viết đoạn văn (8-10 câu) nêu cảm nhận của em về ngôi nhà đang xây trong đoạn thơ:

Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

Là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch.

         (Về ngôi nhà đang xây, Đồng Xuân Lan)

a) Gợi ý dàn bài

Mở đoạn

Khái quát nội dung của vấn đề: Trích trong tác phẩm nào, của ai, vấn đề cần cảm nhận là gì?

Thân đoạn

Kết đoạn

Khẳng định tài năng tác giả: Quả thực, bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, tác giả đã cho thấy, không chỉ ngôi nhà đã hoàn thiện rồi mới đẹp mà ngôi nhà đang xây với vôi vữa, gạch ngói... cũng có vẻ đẹp riêng, thật ấn tượng!

b) Gợi ý bài văn mẫu

Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “Về ngôi nhà đang xây” của tác giả Đồng Xuân Lan đã mang đến cho người đọc những cảm nhận thú vị về ngôi nhà đang xây. Trên trang thơ tài hoa của tác giả, ngôi nhà đang xây hiện lên thật đẹp đẽ và ấn tượng! Đó là một ngôi nhà khổng lồ và đồ sộ. Nhìn từ xa, tác giả ngỡ như ngôi nhà ấy “tựa vào nền trời sẫm biếc”, sừng sững, nổi bật ở một góc trời. Không chỉ vậy, ngôi nhà còn hiện lên thật sống động có hồn với hoạt động: “thở ra mùi vôi vữa nồng hăng”. Ngôi nhà chưa hoàn thành nên vẫn còn nồng hăng mùi vôi vữa, qua phép nhân hóa khéo léo, tài tình của tác giả, bỗng trở nên có sự sống, có sức sống tựa một người khổng lồ đáng yêu trên mặt đất. Hai câu thơ cuối khép lại trong hình ảnh ngôi nhà thật đẹp: ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong, là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch. Ngôi nhà đang xây hẳn phải là một công trình đẹp đẽ, tràn đầy sáng tạo thì tác giả mới so sánh nó như những tác phẩm nghệ thuật đầy tâm huyết của người nghệ sĩ như vậy. Quả thực, bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, tác giả đã cho thấy, không chỉ ngôi nhà đã hoàn thiện rồi mới đẹp mà ngôi nhà đang xây với vôi vữa, gạch ngói... cũng có vẻ đẹp riêng, thật ấn tượng!

2.2.3. Thực hành cảm thụ vấn đề trong tác phẩm văn học

Đoạn thơ sau giúp em cảm nhận được điều gì về tuổi thơ của người con khi được sống trong lời ru của mẹ? Hãy viết đoạn văn 8 -10 câu trình bày những cảm nhận đó.

Tuổi thơ chở đầy cổ tích

Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

Đưa con đi cùng đất nước

Chòng chành nhịp võng ca dao

         (Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)

a) Suy nghĩ tìm ý: Đọc từng câu thơ, tìm các đặc điểm, các khía cạnh của vấn đề.

Tuổi thơ đẹp đẽ, hạnh phúc của tác giả khi được sống trong lời ru của mẹ hiện lên qua các khía cạnh:

b) Gợi ý bài văn mẫu

Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được tuổi thơ đẹp đẽ, hạnh phúc của tác giả khi được sống trong lời ru yêu thương của mẹ. Hình ảnh “tuổi thơ chở đầy cổ tích” gợi liên tưởng tuổi thơ giống như một con thuyền chở bao điều kì diệu, mộng mơ. Con thuyền ấy trôi trên dòng sông là lời ru ngọt ngào của mẹ. Như vậy, những năm tháng ấu thơ, tác giả đã lớn lên cùng lời ru ngập tràn, ăm ắp của mẹ, lời ru ấy đã bồi đắp cho tâm hồn tác giả biết bao yêu thương. Cũng nhờ những lời ru của mẹ, con hiểu hơn về đất nước, nhân dân mình, con thuyền tuổi thơ con như được “đưa đi cùng đất nước”. Lời ru dịu dàng, chan chứa tình cảm của mẹ đã giúp con trưởng thành, khôn lớn. Câu thơ cuối gợi tả tuổi thơ của con êm đềm biết bao bởi có âm điệu nhẹ nhàng của bài ca mẹ ru như nhịp võng thân quen đưa con vào giấc ngủ. Lời ru của mẹ vô cùng ý nghĩa kì diệu với thời thơ ấu của con. Như vậy, bằng ngòi bút giàu hình ảnh và tài hoa, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được một tuổi thơ thật êm đềm, hạnh phúc trong lời ru và vòng tay yêu thương của mẹ.

3. Bí quyết viết cảm thụ văn học lớp 5 đạt điểm 9, 10

3.1. Viết đủ ý, rõ ràng, không viết lan man

Không ít em học sinh lầm tưởng rằng bài văn cảm thụ văn học cần phải sử dụng nhiều ngôn từ hoa mỹ, diễn đạt dài dòng mới có thể truyền tải đầy đủ cảm nhận về tác phẩm văn học. Đây là lối nghĩ sai lầm, bởi điều quan trọng nhất khi viết cảm thụ văn học đó là người viết cần phải viết sao cho logic, dễ hiểu, như vậy mới có thể thu hút sự chú ý của người đọc và giúp họ hiểu hơn về tác phẩm.

Đồng thời, khi viết bài cảm thụ văn học có đủ ý, liền mạch và rõ ràng, điều này chứng tỏ rằng học sinh đã nắm vững nội dung, nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm. Việc này còn cho thấy học sinh đã dành thời gian nghiên cứu và suy ngẫm kỹ lưỡng để phân tích những cái hay, cái đẹp của tác phẩm.

Ngoài ra, một bài viết rõ ràng và mạch lạc, không bị lan man còn giúp giáo viên khi chấm bài dễ dàng nắm bắt ý tưởng và đánh giá bài viết. Nhờ đó, học sinh có thể thể hiện trọn vẹn khả năng tư duy và diễn đạt của mình và đạt điểm 9, điểm 10 trong các bài kiểm tra và bài thi.

3.2. Nâng cao vốn hiểu biết về cuộc sống và văn học

Khi được tiếp cận với các bài văn, bài thơ có giá trị nghệ thuật hay, có lẽ học sinh đã phần này cảm nhận được phần nào cái hay, cái đẹp trong tác phẩm đó. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn đặt ra câu hỏi rằng: "Vì sao tác giả lại viết hay như vậy?".

Để trả lời cho câu hỏi này, các em học sinh cần phải nâng cao vốn hiểu biết về cuộc sống của mình. Chẳng hạn, khi đi tham quan hoặc du lịch, học sinh có thể thưởng thức phong cảnh đẹp và trải nghiệm những hoạt động đặc sắc ở đó. Từ đây, học sinh sẽ tự đặt ra câu hỏi cho mình như "Phong cảnh ở đây có gì đẹp?","Hoạt động ở đây có gì thú vị",...

Sau khi trả lời được những câu hỏi đó, bản thân các em đã có thêm những nhìn nhận, quan sát về thiên nhiên, về những hoạt động thực tế,... Và có thể ứng dụng chúng vào những bài cảm thụ văn học của mình. Nhờ những kiến thức thực tế về cuộc sống đã tích lũy, học sinh sẽ có thể cảm nhận được vẻ đẹp của thơ văn một cách tinh tế và sâu sắc và thể hiện vào bài văn cảm thụ một cách chân thực, xúc động hơn.

3.3. Nắm vững kiến thức về các biện pháp nghệ thuật

Bên cạnh sự quan sát tinh tế, các nhà văn, nhà thơ còn khéo léo sử dụng các biện pháp nghệ thuật một cách hợp tình, hợp lí làm cho bài văn, bài thơ thêm hay, thêm "đắt" hơn. Ở các lớp dưới, học sinh được học các biện pháp nghệ thuật như: so sánh, nhân hóa, từ loại, từ phức. Lên lớp 5, các em được học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa,...

Do đó, học sinh cần nắm vững những kiến thức về các biện pháp nghệ thuật để hiểu hơn về tác dụng của chúng trong văn học. Hiểu rõ về các biện pháp nghệ thuật cũng giúp các em học sinh dễ dàng vận dụng chúng vào trong bài văn cảm thụ, nhờ đó mà bài văn trở nên hay, sống động hơn và ghi điểm trong mắt thầy cô.

3.4. Thực hành ôn luyện các dạng bài cảm thụ

Để có thể viết các bài cảm thụ văn học lớp 5 hay và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, học sinh cần phải rèn luyện viết văn thường xuyên. Một số dạng bài cảm thụ mà các em sẽ thường gặp là:

Khi đã luyện tập nhiều hơn với các dạng bài cảm thụ văn học, học sinh sẽ dần dần nắm vững yêu cầu về cảm thụ văn học ở tiêu học. Hãy kiên trì tập luyện từng bước từ dễ đến khó, TAK12 tin rằng các em sẽ viết được những đoạn văn hay về cảm thụ văn học, sẽ có được năng lực cảm thụ văn học tốt để phát hiện biết bao điều đáng quý trong văn học và cuộc sống của chúng ta.

👉 Xem thêm Hướng dẫn của cô Thu Ngân về cách Ôn luyện đọc hiểu và cảm thụ

3.5. Tham khảo sách ôn luyện dạng bài cảm thụ

Cô Thu Ngân - một trong những giáo viên giàu kinh nghiệm luyện thi vào 6 chất lượng cao của Next Nobels, đồng thời là cố vấn xây dựng các nội dung ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trên TAK12 đã chia sẻ một số đầu sách, tài luyện ôn thi hiệu quả khi ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt vô cùng hữu ích dành cho học sinh.

Trong đó, cô có giới thiệu đến học sinh ba cuốn sách tham khảo ôn luyện dạng bài cảm thụ như sau:

Tên sách

Nội dung

20 bài văn cảm thụ của Nguyên Lý

20 bài văn cảm thụ của Nguyên Lý

Quyển sách của cô Lý mạnh về nâng cao khả năng diễn đạt câu văn cảm thụ, cung cấp các cách mở đoạn, kết đoạn hay bình về tác giả, hình ảnh, nghệ thuật... Nói chung, đọc cuốn này học sinh sẽ bổ sung, tích lũy được vốn ngôn ngữ, từ ngữ cảm thụ, cách diễn đạt sao cho hay, mềm mại.

Rèn kĩ năng tập đọc cho học sinh lớp 5

Rèn kĩ năng tập đọc cho học sinh lớp 5

 

Cuốn sách này thiên về nâng cao khả năng đọc hiểu cho học sinh, rèn kĩ năng tìm ý cho các con.

35 đề ôn luyện Tiếng Việt 5 của Lê Phương Nga

35 đề ôn luyện Tiếng Việt 5 của Lê Phương Nga

- Cuốn này có những câu chuyện hay để học sinh rèn đọc hiểu, tìm hiểu về chi tiết, ý nghĩa, bài học của tác phẩm.

- Mỗi đề sẽ có cả những câu hỏi luyện từ và câu ôn tập lại kiến thức theo từng tuần học trong SGK, học sinh có thể dùng ôn luyện theo tuần.

 

Như vậy, bài viết đã chia sẻ hướng dẫn chi tiết cách viết cảm thụ văn học lớp 5, cũng như một số bí quyết để giúp học sinh lớp 5 viết bài cảm thụ văn học đạt điểm 9, điểm 10. Hy vọng rằng những chia sẻ trên hữu ích với phụ huynh và học sinh trong quá trình học văn lớp 5 và ôn luyện vào lớp 6.

[%Included.TAK12%]