Cô Thu Ngân hướng dẫn ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt (phần 1)

Là một trong những giáo viên giàu kinh nghiệm luyện thi vào 6 chất lượng cao của Next Nobels, đồng thời là cố vấn xây dựng các nội dung ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trên TAK12, cô Thu Ngân đã có những chia sẻ hữu ích về phạm vi kiến thức, kĩ năng trọng tâm mà các em học sinh cần nắm vững để đạt điểm cao môn Tiếng Việt.

Bài hướng dẫn được chia thành 02 phần. Ở phần 1 này, cô Thu Ngân đưa ra tổng quan chung về các phần kiến thức trong đề thi vào 6 CLC môn Tiếng Việt và cách ôn luyện dạng luyện từ và câu, ôn luyện đọc hiểu cảm thụ và ôn luyện các dạng tập làm văn. Các nội dung hướng dẫn này cũng đã được báo VietNamNet quan tâm và đưa tin trong chuyên mục Giáo dục.

👉 Xem thêm phần 2 - cô Thu Ngân chia sẻ một số đầu sách, tài luyện ôn thi hiệu quả

 

1. Các phần kiến thức trong đề thi Tiếng Việt vào lớp 6 CLC

Theo cô Thu Ngân, các đề thi môn Tiếng Việt vào các trường THCS Cầu Giấy, Nguyễn Tất Thành, Lương Thế Vinh, Archimedes, Đoàn Thị Điểm, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm… thường có ba phần chính đó là:

Theo đề thi các năm trước, mỗi phần kiến thức này thường chiếm 1/3 số điểm trong bài thi. Trường THCS Thanh Xuân có thêm phần viết luận ngắn bên cạnh những nội dung như nhóm trường trên. Các câu hỏi viết luận ngắn của Trường THCS Thanh Xuân thường mang đến cho các học sinh 2-3/10 điểm. Trong khi đó, ở Trường THCS Nguyễn Tất Thành, tỉ lệ 3 dạng bài này có đôi chút khác biệt. Ví dụ, đề thi vào lớp 6 của trường đặc biệt chú trọng nội dung từ câu và phần làm văn trong khi đó, phần câu hỏi đọc hiểu và cảm thụ ít hơn.

Tuy nhiên, theo chương trình mới, cấu trúc đề thi vào 6 môn tiếng Việt từ năm 2025-2026 sẽ nhiều thay đổi. Cô Thu Ngân nhận định: phần viết văn sẽ chiếm tỷ lệ nhiều hơn phần luyện từ và câu, gồm các câu hỏi liên quan đến đọc hiểu và cảm thụ, dạng phát biểu ý kiến (nghị luận),… Đồng thời, cô Ngân cũng dự đoán đề thi sẽ dài hơn so với đề thi các năm trước và để chinh phục thành công bài thi vào lớp 6 môn tiếng Việt, học sinh cần viết nhanh và đọc nhanh, đòi hỏi sự rèn luyện bền bỉ trước khi thi.

Nhìn chung, tỉ lệ các phần kiến thức trong đề thi môn tiếng Việt có sự thay đổi theo mỗi năm và có sự khác biệt giữa các trường. Vì vậy, để thi tốt môn tiếng Việt, học sinh nên học chắc tất cả các nội dung, đặc biệt từ kỳ thi năm học 2025-2026, học sinh cần học ôn và thành thạo hết tất cả các dạng tập làm văn, không loại trừ dạng văn nào.

[%Included.Lotrinhvao6%]

2. Ôn tập luyện từ và câu lớp 4 và 5 để ôn thi vào lớp 6

Như đã nói ở trên, luyện từ và câu là một trong 3 đơn vị kiến thức quan trọng. Phần luyện từ và câu trong đề thi lên 6 của hầu hết các trường sẽ lấy kiến thức Tiếng Việt lớp 4, 5 làm trọng tâm. Nên học sinh cần đảm bảo nắm chắc tất cả các nội dung của 2 năm này. Thống kê các kiến thức trong hai khối lớp như sau:

Kiến thức

Chuyên đề

Các bài học

Từ ngữ

Cấu tạo từ

Cấu tạo của tiếng
Từ láy
Từ ghép
Các loại từ láy, từ ghép

Từ loại

Danh từ
Động từ
Tính từ
Đại từ
Quan hệ từ

Quan hệ về âm và nghĩa của nhóm từ

Từ đồng nghĩa
Từ trái nghĩa
Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa

Nghĩa của từ và mở rộng vốn từ theo chủ điểm trong SGK

Ví dụ: Tổ quốc, nhân dân, hòa bình, hữu nghị-hợp tác, thiên nhiên, bảo vệ môi trường, hạnh phúc, công dân, trật tự-an ninh, truyền thống, trẻ em, quyền và bổn phận, nhân hậu-đoàn kết, trung thực-tự trọng, ý chí-nghị lực, cái đẹp, dũng cảm, du lịch-thám hiểm, tài năng, lạc quan-yêu đời

Từ Hán Việt theo các chủ đề trong SGK lớp 4,5

Chỉnh tảquy tắc viết hoa

 

Thành ngữ, tục ngữ

 

Câu

Các kiểu câu chia theo mục đích nói

Câu hỏi
Câu kể
Câu cảm
Câu khiến
Dùng câu hỏi vào mục đích khác

Các kiểu câu kể

Câu kể ai làm gì?
Câu kể ai thế nào?
Câu kể ai là gì?

Câu xét theo cấu tạo ngữ pháp

Câu đơn
Câu ghép
Câu đảo ngữ
Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu

Liên kết câu trong đoạn văn: phép nối, phép lặp, phép thế

 

Các cách nối vế câu ghép

 

Dấu câu

Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi, dấu gạch ngang, dấu chấm lửng, dấu chấm than

 

Ôn luyện phần Luyện từ và câu

Vậy làm sao để học và làm tốt các kiến thức này?

[%Included.Dangky%]

3. Ôn luyện đọc hiểu và cảm thụ

So với kể chuyện và miêu tả, văn cảm thụ là một dạng văn khá mới mẻ, lạ lẫm đối với học sinh tiểu học. Thế nhưng, trong các đề thi vào lớp 6 của các trường chuyên, các câu hỏi cảm thụ văn học lại xuất hiện nhiều với các cấp độ khác nhau: từ đơn giản đến phức tạp và thường chiếm khoảng 1/3 - 1/4 tổng số điểm của các bài thi. Đó là lí do vì sao, trong chương trình ôn luyện vào cấp 2 của các con không thể thiếu các bài luyện đọc hiểu và viết văn cảm thụ. Để làm tốt dạng bài tập này, các con cần:

Th nhất, các con nắm được các dạng bài của văn cảm thụ có trong chương trình bao gồm:

Các dạng bài văn cảm thụ

Dạng bài cảm thụ chi tiết

Cảm thụ biện pháp nghệ thuật

So sánh
Nhân hóa
Điệp ngữ
Đảo ngữ

Cảm thụ từ ngữ

Từ láy tượng hình, tượng thanh, từ giàu cảm xúc
Từ có nhân hóa
Từ lạ, độc đáo

Cảm nhận cấu trúc câu

Câu dài, ngắn đặc biệt
Câu đảo trật tự ngữ pháp
Dấu câu

Cảm thụ hình ảnh giàu sức gợi

 

Cảm thụ đoạn (thơ hoặc văn)

 

Cảm thụ truyện

Nhân vật trong truyện
Cốt truyện
Chi tiết
Bài học, ý nghĩa truyện

Cảm nhận 1 vấn đề

 


Th
hai, các con nắm được cách học đúng và viết tốt phần văn cảm thụ:

Trên lớp, các con đã bắt đầu được tập cảm thụ qua việc trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn học. Các thầy cô sẽ cho các con một câu chuyện, đoạn văn, đoạn thơ hay và hỏi các con về nhân vật, chi tiết, cốt truyện hay từ ngữ, biện pháp nghệ thuật. Từ đó các con sẽ làm quen với thế giới cảm thụ.

Để viết được một đoạn cảm nhận riêng về các đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm văn học trước hết con cần hiểu về tác phẩm đã. Hiểu rồi mới cảm nhận được cái hay. Chính vì vậy, bước đầu của cảm thụ chính là đọc hiểu.

Đọc hiểu bao gồm 2 phần:

Các con tiểu học bước vào thế giới cảm thụ như tờ giấy trắng, tất cả phải học từ đầu. Các con quen miêu tả nên đề yêu cầu cảm thụ hay lạc sang miêu tả. Vì vậy, chắc chắn các con phải học cách viết cảm thụ. Để viết nhanh thì việc luyện diễn đạt, học cách trình bày đoạn văn cũng rất quan trọng.

Ôn luyện Đọc hiểu và cảm thụ

4. Ôn luyện các dạng văn miêu tả, kể chuyện, viết thư

Dạng văn

Nội dung

Cách học

Văn miêu tả

Tả người

Tả cây cối

Tả con vật

Tả đồ vật

Tả cảnh

- Đọc kĩ yêu cầu của đề, xác định chính xác đề yêu cầu tả gì, viết đoạn văn hay bài văn.

- Trong văn miêu tả, nếu HS gặp bài văn tả người hoặc con vật trong hoạt động thì đừng tách ra thành đoạn tả ngoại hình và đoạn tả hoạt động riêng mà hãy nhớ trọng tâm là tả các hoạt động của sự vật theo trình tự thời gian. Trong quá trình tả hoạt động, HS có thể kết hợp với tả một số nét tiêu biểu tả thuộc về ngoại hình và ngoại cảnh (ví dụ tả cô giáo đang giảng bài có thể kết hợp tả ánh mắt, giọng nói... và không gian lớp học). Tả cây cối thì lưu ý người ta yêu cầu mình tả cây hoa hay cây ăn quả, ở một thời điểm hay có thể tả được nhiều thời điểm khác nhau... để trả lời đúng và yêu cầu của đề.

- Suy nghĩ và lập dàn ý trước khi viết để bài làm rõ ràng, mạch lạc, không bị thiếu ý. Chú ý sắp xếp và miêu tả theo trình tự phù hợp (bao quát – chi tiết, xa đến gần…) để bài không lộn xộn, lủng củng.

- Cần quan sát sự vật cụ thể, tỉ mỉ, tả đúng với thực tế.

- Cố gắng không chỉ tả những gì mình nhìn thấy mà cần tả cả những gì nhìn nghe thấy, ngửi thấy và cảm nhận được.

- Tập viết mở bài, kết bài nhanh.

- Chịu khó đọc các bài văn, đoạn văn hay để tích luỹ vốn từ và học cách diễn đạt (tuyệt đối không học thuộc các bài văn mẫu).

Văn kể chuyện

Kể lại chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.

Kể chuyện sáng tạo

- HS cần xác định được chủ đề, nội dung của câu chuyện.

- Học cách xây dựng cốt truyện hấp dẫn, ấn tượng:

+ Xác định rõ chuyện kể về ai, làm việc gì, nhằm mục đích gì? Diễn biến của câu chuyện ra sao? (Câu chuyện định kể có những sự kiện, tình huống nào? Chuyện bắt đầu thế nào? Diễn biến theo trình tự ra sao? Những ai liên quan, nhân vật chính như thế nào? Kết thúc của câu chuyện ra sao?)

- Học xây dựng nhân vật trong truyện (nhân vật có tên là gì? Nhân vật đó có ngoại hình như thế nào? Tính cách của nhân vật ra sao? Hành động/ lời nói của nhân vật trong câu chuyện?)

Lưu ý:

  • Sắp xếp câu chuyện theo một trình tự phù hợp
  • Một câu chuyện phải gồm 3 phần: Mở đầu, diễn biến và kết thúc, các chi tiết trong cần phải hợp lí, liên kết với nhau.

Văn biểu cảm

Nêu cảm xúc trước cảnh, người, tác phẩm văn học

- Xác định được yêu cầu của đề

- Hiểu cảm xúc và ghi nhớ những trải nghiệm cá nhân

- Đọc nhiều để mở rộng vốn từ và cách diễn đạt

- Viết thường xuyên về cảm xúc hàng ngày

Viết thư

Viết thư để chia sẻ, bày tỏ tâm tư, tình cảm giữa những người thân yêu hoặc những người bạn.

Người viết mượn hình thức viết thư để bộc lộ ý kiến hoặc nói lên suy nghĩ riêng, những lí tưởng đẹp đẽ, khát vọng lớn lao của mình…

- Cần hiểu được cấu trúc của một bức thư (phần đầu thư, phần chính và cuối thư):

+ Phần đầu thư: địa điểm, thời gian lời thưa gửi.

+ Phần chính:

  • Mục đích lí do viết thư
  • Thăm hỏi tình hình của người nhận thư
  • Chia sẻ ý kiến, bày tỏ về một vấn đề nào đó, giới thiệu về một cảnh đẹp, kể lại một trải nghiệm thú vị của mình, có thể bộc lộ ước mơ ấp ủ trong lòng hoặc một dự định ở tương lai…

+ Cuối thư: lời chúc tốt đẹp, lời cảm ơn, lời hứa và cần kí tên.

- Bức thư cần thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên, chân thành.

Văn nghị luận

Trình bày ý kiến, quan điểm của bản thân về một vấn đề.

Chứng minh một vấn đề nào đó.

- Đọc kĩ yêu cầu của đề bài.

- Giải thích vấn đề cần bàn luận, xác định các ý chính cho toàn bài và lập dàn ý. 

- Khi lập luận, chứng minh cần đưa ra những dẫn chứng phù hợp (dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục, không lấy dẫn chứng chung chung, dài dòng) , lí lẽ chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

- Cần rút ra bài học cho bản thân: rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu…

Văn cảm thụ

Cảm thụ thơ, cảm thụ truyện

- Cảm thụ thơ: học sinh học cách: đọc hiểu ẩn ý của câu; cảm thụ từ ngữ; cảm thụ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, đảo ngữ...; cảm thụ đoạn/ bài; cảm thụ 1 vấn đề

- Cảm thụ truyện: yêu cầu học sinh biết tóm tắt truyện, cảm thụ nhân vật, cảm thụ chi tiết truyện, giới thiệu truyện, nêu chủ đề hoặc bài học của truyện


Ôn luyện Viết văn

 

Trên đây là hướng dẫn chi tiết của cô Thu Ngân về các phần kiến thức trong đề thi vào 6 môn Tiếng Việt và cách ôn luyện dạng luyện từ và câu, ôn luyện đọc hiểu cảm thụ và ôn luyện các dạng tập làm văn. Mời các bạn xem thêm phần 2 Hướng dẫn ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt để tham khảo các đầu sách, tài luyện ôn thi hiệu quả.

[%Included.TAK12%]

[%Included.Vao6%]